Tiếng nói của cha mẹ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành tư duy ngoại ngữ cho bé từ 2 đến 4 tuổi, nhất là khi bé tiếp xúc với một ngoại ngữ mới không phải là tiếng mẹ đẻ. Điều quan trọng giúp bé có thể sử dụng tiếng Anh tốt khi mới bắt đầu học đó là môi trường hay không gian sống – nơi bé có thể ứng dụng được những kiến thức đã tiếp thu.
Mẫu câu chào hỏi và tạm biệt
Ba mẹ có thể bắt đầu từ những câu cơ bản và thông dụng để giúp bé tập làm quen với ngoại ngữ mới khi vừa học. Đơn giản nhất là một câu chào ứng với mỗi buổi trong ngày và chào tạm biệt.
- Good morning: Chào buổi sáng.
- Good afternoon: Chào buổi chiều.
- Good evening: Chào buổi tối.
- Goodbye: Chào tạm biệt.
Mẫu câu hỏi thăm
Tiếp đến là các câu hỏi thăm trong giao tiếp hằng ngày. Cha mẹ có thể sử dụng các câu này vào nhiều trường hợp, ví dụ như hỏi tên, tuổi của bé hoặc bạn bè, hỏi thăm khi rước bé từ trường về…
- What’s your name: Tên của con là gì?
- What’s his/her name: Tên của bạn ấy là gì?
- How old are you: Con ấy bao nhiêu tuổi?
- How old is he/she: Bạn ấy bao nhiêu tuổi?
- How are you: Con có khỏe không?
- How was your day: Ngày hôm nay của con thế nào?
- Are you hungry: Con có đói không?
- Are you tired: Con có mệt không?
- Are you happy: Con có vui không?
- Are you sad: Con có buồn không?
Những bước đầu khi học ngoại ngữ mới, phụ huynh chỉ nên giao tiếp với bé từ những câu đơn giản nhất cũng như không thúc ép quá nhiều để tránh các lỗi khi dạy bé giao tiếp tiếng Anh tại nhà như loạn ngôn ngữ, quên đi tiếng mẹ đẻ hay nói ngoại ngữ khác tốt nhưng lại không nói rành mạch được tiếng mẹ đẻ.
Khi bé đã bắt đầu quen với cách phát âm và hình thành phản xạ trong giao tiếp, phụ huynh có thể sử dụng các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp dành cho trẻ em khó hơn một chút để trò chuyện hay đặt câu hỏi cùng bé. Ngoài ra, kể cả trong học ngoại ngữ hay giao tiếp, các bậc cha mẹ cũng đừng quên dạy bé cách cảm ơn hay xin lỗi khi được giúp hay phạm lỗi.
Mẫu câu giao tiếp đơn giản
- I’m sorry: Mẹ xin lỗi.
- Sorry, I didn’t mean to do that: Xin lỗi, mẹ không cố ý làm điều đó.
- Thank you: Cảm ơn con.
- You’re welcome: Không có gì.
- Keep quiet please: Giữ yên lặng nào con.
- You are too loud: Con ồn ào quá.
- Good job: Con làm tốt lắm.
- Good night: Chúc con ngủ ngon.
- Have a nice day: Chúc con một ngày tốt lành.
- What is this: Đây là cái gì?
- What colour is this: Đây là màu gì?
- What animal is this: Đây là con gì?
- What time it is: Bây giờ là mấy giờ?
- What are you doing: Con đang làm gì vậy?
- Clean up your toys: Hãy dọn dẹp đồ chơi của con đi.
- What do you want for breakfast: Con muốn ăn gì cho bữa sáng?
- What do you want for lunch: Con muốn ăn gì cho bữa trưa?
- What do you want for supper: Con muốn ăn gì cho buổi tối?
- Do you like some ice-cream: Con có muốn ăn kem không?
- Have you washed your face yet: Con đã rửa mặt chưa?
- Time to brush your teeth: Đến lúc đi đánh răng rồi.
- Have you brushed your teeth yet: Con đã đánh răng chưa?
- Time to read books: Tới giờ đọc sách rồi.
- Can you get me the book: Con có thể lấy quyển sách cho mẹ được không?
- Have you done your homework: Con đã làm xong bài tập về nhà chưa?
- You can watch TV after you do your homework: Con có thể xem TV sau khi làm bài tập về nhà.
- Time to go to sleep/ Time to go to bed: Đến giờ con phải đi ngủ rồi.
Trẻ em tiếp thu ngoại ngữ qua môi trường mà các em có điều kiện để vận dụng được những kiến thức đã học. Cha mẹ có thể tạo huống tại nhà để giao tiếp với bé. Vận dụng nhiều, bé sẽ nhanh chóng hình thành được phản xạ khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tuy vậy, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý đừng quá thúc ép bé, hình thành phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh nhanh hay chậm tùy thuộc vào phương pháp dạy học tiếng Anh và khả năng tiếp thu của từng bé. Bên cạnh đó, trẻ em không thể tập trung quá lâu trong thời gian dài nên cha mẹ chỉ nên dành thời gian từ vài phút đến nửa tiếng mỗi ngày cùng bé luyện tập.
Nguồn: Edu2review