Sự khác biệt trong phương pháp học tập ở bậc THPT và đại học

 

4 điểm khác biệt trong phương pháp học tập ở bậc phổ thông và đại học

Giữa bậc phổ thông và đại học, có rất nhiều điểm khác biệt về phương pháp học tập và giảng dạy. Chính vì thế, con dễ dàng cảm thấy bỡ ngỡ với cách học mới, dẫn đến chuyện ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Bài viết này sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai cấp học, để từ đó bố mẹ cùng con có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào đại học.

Về lớp học

unnamed Vietlish.edu.vn

Ở bậc Phổ thông, học sinh được phân chia thành nhiều lớp, và cả lớp sẽ theo học cùng nhau trong suốt cấp học. Mỗi lớp cũng có chương trình và thời khoá biểu như nhau. Ở nhiều trường đại học theo phương pháp tín chỉ như Đại học RMIT, khái niệm lớp chỉ mang tính tương đối. Mặc dù sinh viên cùng một ngành học đều phải hoàn thành các tín chỉ giống nhau, nhưng thời gian học và lớp học tuỳ thuộc vào việc con đăng ký lớp học nào vào đầu kỳ. Nếu ở cấp ba, các bạn đều bằng tuổi con thì lên đại học con sẽ học cùng cả những bạn lớn hơn hoặc nhỏ hơn, có cả các bạn đến từ những quốc gia khác nhau nếu là trường quốc tế. Sự khác biệt này có thể khiến con cảm thấy lạc lõng, cô đơn khi phải làm quen với các bạn mới mỗi khi vào môn học mới, hay khi môn học kết thúc và những người bạn mới quen lại không còn học cùng các lớp tín chỉ khác với con nữa.

Về bài tập

Không chỉ về cách chia lớp học, sự khác biệt giữa hai cấp học còn thể hiện ở cách giao bài tập từ giáo viên bộ môn. Tại trường phổ thông chỉ cần áp dụng các kiến thức đã học để hoàn thành bài. Tại cấp học này, lượng bài tập dưới dạng thảo luận nhóm, bài thuyết trình còn chưa nhiều, và chỉ mang tính chất tập dượt. Lên đại học, giáo viên bộ môn sẽ đưa ra danh sách bài giảng, bài tập cho cả kỳ học, trong đó có một số bài tập lớn mà con sẽ phải nộp vào cuối kỳ. Dạng bài tập trong cấp học này chủ yếu là bài thuyết trình, dự án nhóm, hay dự

download 4 Vietlish.edu.vn án cá nhân. Hơn nữa, bài tập tại đại học đòi hỏi tư duy lập luận phức tạp và chặt chẽ hơn nhiều. Về việc chuẩn bị bài thì ở bậc đại học cũng vất vả hơn nhiều, đôi khi con sẽ phải nghiên cứu những tập tài liệu hàng trăm trang trước khi lên lớp chứ không chỉ đơn giản là đọc trước bài như thời học phổ thông. Sự khác biệt về bài tập này đòi hỏi con phải có tinh thần tự giác, chủ động cao trong việc lên lên kế hoạch học tập và quản lý thời gian. Nhưng chính sự khác biệt này cũng là động lực giúp con rèn luyện các kĩ năng mềm cần thiết khác ngoài kiến thức như kĩ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, kỹ năng đọc nhanh, kỹ năng thuyết trình,…, bài tập được giao hàng ngày dưới dạng các đơn vị bài khá nhỏ dựa trên chính kiến thức đã được học trên lớp, và con c

Về cách thức chấm điểm

Ở bậc phổ thông, điểm số chỉ đơn giản dựa trên chất lượng bài theo thang điểm từ 0 đến 10. Điểm trung bình môn cuối kỳ theo đó là trung bình cộng theo thang bậc của các điểm thành phần trong kỳ. Tại Đại học, cách thức chấm điểm có sdoes your ACT essay score matter 2 1080x675 1 Vietlish.edu.vnự khác biệt hoàn toàn. Cụ thể, điểm cuối kỳ của một môn học dựa trên các loại điểm như sau:

    • – Điểm chuyên cần: chẳng hạn, nếu con đi học đủ tất cả các buổi trong kỳ thì sẽ được tính là 10,0 điểm chuyên cần. Nhưng nếu con nghỉ quá 03 buổi trong kỳ, thì điểm chuyên cần sẽ là 0 và con sẽ không được phép thi giữa kỳ hoặc thi hết môn đó. Điểm này hiện nay nhiều trường vẫn áp dụng.
    • – Điểm bài tập nhóm: loại điểm này dựa trên kết quả chung của cả nhóm, và cả sự đóng góp của mỗi cá nhân trong nhóm. Chẳng hạn, nếu cả nhóm thực hiện bài thuyết trình khá tốt, nhưng con lại có đóng góp quá ít trong bài đó, thì điểm của con sẽ thấp hơn các bạn cùng nhóm.
    • – Điểm bài luận cá nhân: thông thường, trong một môn học sẽ có ít nhất 01 bài luận cá nhân. Bài luận này có thể nộp vào giữa kỳ, cuối kỳ tuỳ thuộc vào bộ môn.
    • – Bài thi cuối kỳ: Một vài môn học sẽ có bài thi cuối kỳ và thông thường để hoàn thành bài thi này, các bạn sinh viên sẽ phải ôn toàn bộ các kiến thức được học, chứ không chỉ được khoanh vùng một vài điểm quan trọng như thời cấp ba.

Giáo viên

cover01 1508470643878 0 177 551 1053 crop 1508470694046 Vietlish.edu.vnMột thay đổi nữa khi bước vào đại học đó là cách thức làm việc của giáo viên. Giáo viên phổ thông có phần gần gũi với học sinh hơn. Đặc biệt, trong mỗi lớp học phổ thông đều có một giáo viên chủ nhiệm (GVCN). GVCN có nhiệm vụ nắm bắt tình hình học tập của cả lớp trong suốt cấp học, và có nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh, hiểu rõ tính cách, sức học, cũng như hoàn cảnh của từng học sinh. Chính vì vậy, con ít nhiều cảm thấy có sự kết nối với giáo viên, và có thể trò chuyện với giáo viên bất cứ khi nào có thắc mắc hay tâm sự. Lên đại học, do sự chủ động của sinh viên được đề cao, dẫn đến khoảng cách giữa giảng viên với sinh viên cũng bị nới ra khá nhiều. Giảng viên ngoài việc dạy trên lớp còn phải tham gia nghiên cứu và làm việc thực tiễn, chính vì thế họ thường không có nhiều thời gian cho sinh viên. Nếu muốn tiếp xúc với giảng viên, con phải chủ động hẹn gặp họ trước vào những ngày họ có tiết dạy ở trường. Nếu họ không có tiết dạy vào hôm đó, con chỉ có thể trao đổi qua email hoặc điện thoại.

Tuy nhiên, nếu chủ động tiếp xúc nhiều với giảng viên thông qua việc trao đổi về bài tập, tham gia đặt câu hỏi và tranh luận trên lớp, các sinh viên sẽ nhận được những bài học quý giá không chỉ về kiến thức mà còn về việc xây dựng các mối quan hệ và nghề nghiệp tương lai. Rất nhiều sinh viên đã nhận được những lời khuyên quý giá về sự nghiệp từ chính những giảng viên bộ môn của mình. Và bản thân các giảng viên đều rất nhiệt tình giúp đỡ khi thấy các sinh viên của mình hứng thú với học tập và các công việc liên quan. Nhiều giảng viên và sinh viên đã trở thành đồng nghiệp, hay thậm chí là những người bạn tốt sau này.

Kết luận

Hy vọng qua những so sánh trên đây, bố mẹ đã phần nào hình dung ra sự khác biệt giữa phổ thông và đại học. Để con tránh bị bỡ ngỡ, và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như kết quả học trên trường, cha mẹ hãy dành thời gian chia sẻ cho con về những thay đổi này ngay từ khi con đang học Phổ thông. Nhờ có sự chuẩn bị vững vàng từ gia đình, con sẽ dễ dàng hoà nhập vào cấp học mới nhanh hơn, và chủ động hơn trong kế hoạch học tập cũng như định hướng nghề nghiệp sau này.