Quên bằng cấp đi, năng lực làm việc mới là yếu tố quyết định mọi thứ

Đã qua rồi cái thời chỉ cần có một tấm bằng đại học loại khá, giỏi là có thể dễ dàng xin được một công việc làm nhàn hạ với thu nhập ổn định. Từ nhỏ chúng ta đã được người thân dạy rằng học đại học là chìa khóa thành công, để tìm việc làm lương cao khi trưởng thành. Chúng ta được gia đình khuyến khích, động viên hoặc ép buộc phải dành hết thời gian cho việc học. Tuy nhiên, đến khi có được tấm bằng trong tay, nhiều người đã không biết làm sao để tìm việc để duy trì cuộc sống, chưa kể đến lương cao.
Bằng cấp không có lỗi, lỗi là ở bạn đã nhận thức sai lầm rằng chỉ cần bằng cấp là đủ để xin việc làm. Dù là bằng cử nhân hay bằng thạc sỹ, nó cũng giống như một tấm vé vào cửa để bạn bước vào cuộc sống trưởng thành, không hơn. Đừng xem nó có quyền năng đặc biệt đủ để cho bạn có chỗ đứng trên sân khấu cuộc đời. Điều mà bạn sẽ thấy khi “bước lên sân khấu” chính là, “tấm vé” sẽ không còn ai nhớ tới, kiến thức và kỹ năng mềm mới là hành trang đi theo bạn suốt con đường sự nghiệp. Do đó, bạn cần biết mình là ai, năng lực của mình thế nào để chọn nghề phù hợp.

1. Bằng cấp không đủ để tìm một công việc tốt

Cứ lấy quy trình tuyển dụng hiện nay nói đi, bạn viết CV xin việc, nộp cho nhiều công ty và nếu nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải tham gia phỏng vấn. Nếu chỉ bằng cấp là đủ thì tại sao còn phải thông quá khâu phỏng vấn? Xem bằng cấp bạn nộp chẳng phải xong rồi sao? Suy cho cùng, tấm bằng cử nhân chỉ giúp bạn vượt qua vòng nộp đơn xin việc, nhưng không đủ chứng minh rằng bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí đó. Do vậy trước khi bạn quyết định nộp Cv xin việc vào bất kỳ một vị trí nào đó, hãy cân nhắc kỹ càng xem mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, nên đưa gì vào CV, từ đó đánh trúng được yêu cầu và tâm lý tuyển dụng của các doanh nghiệp nhé.

Theo thống kê, năm 2017 Việt Nam có khoảng 237 nghìn cử nhân thất nghiệp. Nhiều sinh viên nghĩ rằng chỉ cần có tấm bằng rồi thì ra trường sớm muộn cũng xin được việc, nhiều bạn lại có tư tưởng chỉ học cho qua môn là xong. Trong khi đó, nhiều môn học không mang đến cho bạn kinh nghiệm thực tế. Mọi thứ được giảng dạy trên lý thuyết mà hiếm khi thực hành. Vì thế, bạn không tiếp thu được kỹ năng thiết yếu nào cho công việc trong tương lai.

101 Essential Skills to Put on a Resume [For Any Job]

2. Vai trò của kỹ năng

Vấn đề ở tấm bằng cử nhân là chúng chỉ chứng minh bạn đã học đại học và tốt nghiệp, chứ không cho biết bạn sở hữu những kỹ năng gì. Do vậy, có thể bạn có kiến thức nhưng không có kỹ năng cần thiết để làm việc. Hãy xem tại sao nhà tuyển dụng lại đánh giá kỹ năng cao hơn bằng cấp:

  1. Kỹ năng quản lý thời gian giúp hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn.
  2. Kỹ năng hỗ trợ cá nhân phát triển và thăng tiến.
  3. Kỹ năng cho thấy kinh nghiệm.
  4. Kỹ năng giao tiếp tốt thể hiện sự tự tin.
  5. Bạn không thể thành công ở bất cứ nghề nào nếu không có kỹ năng.

Vì tầm quan trọng của kỹ năng với sự thành công, phát triển cá nhân và thăng tiến trong sự nghiệp, nhiều nhà tuyển dụng đã quyết định thay đổi quy trình tuyển dụng, chuyển từ tuyển dụng dựa trên bằng cấp sang tuyển dụng dựa trên kỹ năng.

3. Sinh viên đại học cần làm gì để không bị thất nghiệp trong tương lai?

Tuyển dụng dựa trên kỹ năng sẽ có lợi cho những người có kỹ năng nhưng thiếu bằng cấp, họ không còn bị cản trở để tiếp cận gần hơn với công việc mơ ước, không còn bị nhà tuyển dụng xem nhẹ mà có cùng cơ hội việc làm như người học đại học. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ của cử nhân đại học đã đầu tư thời gian và tiền bạc để đi học mà nói thì điều này có vẻ không công bằng. Bạn nên nhớ cuộc sống không bao giờ công bằng tuyệt đối, nhưng sẽ vẫn công bằng theo cách nào đó của riêng nó. Chẳng hạn như, dù sinh ra ở hoàn cảnh khác nhau, vị trí địa lý, địa vị xã hội khác nhau nhưng mỗi người đều có 24 tiếng đồng hồ/ngày để sống và làm việc.

Không phải công việc nào cũng có thể làm mà không cần học đại học. Bạn đã thấy một luật sư nào chưa tốt nghiệp đại học chưa? Trong thế giới cạnh tranh chỉ tăng chứ không giảm, hãy biến bằng cử nhân trở thành lợi thế của bạn thay vì để nó trở thành gánh nặng. Có nhiều cách để sinh viên hay cử nhân cải thiện cơ hội việc làm của chính mình, trong đó chủ yếu là tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kỹ năng trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường:

10 Skills Employers are Looking for in 2020

  • Xin làm thực tập sinh trong lĩnh vực yêu thích hoặc chuyên ngành đang học.
  • Viết và xuất bản bài viết cho website của nhiều công ty.
  • Bắt đầu kinh doanh.
  • Làm cộng tác viên online (viết bài, biên dịch…).
  • Làm gia sư.
  • Làm công việc tình nguyện.

Bằng đại học không còn là thứ bảo đảm cho bạn tìm được việc làm hay việc lương cao khi ra trường. Điều nhà tuyển dụng quan tâm là ứng viên sở hữu kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí đó hay không. Vì thế, trước khi quyết định học đại học, bạn nên xác định nghề nghiệp bản thân sẽ theo đuổi sau này và liệu công việc đó có nhất thiết phải học đại học hoặc cao hơn không. Chúng ta có tuổi trẻ, có sự đam mê, còn trẻ đừng sợ thất bại mà không dám làm, hãy luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để có được thành công. Chúc bạn sớm tìm được mục tiêu và nỗ lực ngay từ hôm nay để đạt được mục tiêu đó!