(GOODREADS) OKR – HỆ THỐNG QUẢN TRỊ THEO MỤC TIÊU

customer support 1 1 2 Vietlish.edu.vn

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về OKR và cách áp dụng OKR hiệu quả trong quản trị công việc

OKR là gì?

OKR (Objective & Key Result – Mục tiêu và kết quả then chốt) là một hệ thống quản trị theo mục tiêu, được Google và rất nhiều công ty khác sử dụng để điều hành doanh nghiệp. Tại Vietlish Co-spaces chúng tôi cũng sử dụng OKR để điều hành tổ chức. 

OKR có 2 thành phần chính là mục tiêu (O) và kết quả then chốt (KR) 

Mục tiêu: Những mô tả định tính, đáng nhớ về những gì bạn muốn đạt được, mục tiêu ngắn gọn và hấp dẫn

Kết quả then chốt: Là một bộ các số liệu đo lường sự tiến bộ đối với mục tiêu đặt ra. 

*Ghi chú:

Tất cả kết quả then chốt phải được định lượng bằng con số

Với một mục tiêu (O) chỉ nên có từ 2-5 kết quả then chốt (KR), nếu quá nhiều sẽ không thể nhớ được. 

Ví dụ về OKR 

O: Tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời

KR: 

  • Cải thiện điểm NPS từ 50% lên 70%
  • Tăng tỷ lệ mua lại từ 40% lên 65%
  • Duy trì chi phí Khách hàng mua lại ở mức X

Điểm độc đáo của OKR 

Hiện nay, không có một cách ứng dụng duy nhất nào để sử dụng OKR. Tùy vào từng đội, nhóm hay lại hình doanh nghiệp mà cách áp dụng khác nhau phù hợp với đặc thù riêng của tổ chức. 

  • OKR là mục tiêu nhanh nhẹn: Thay vì cố định mục tiêu hằng năm, OKR có một cách tiếp cận nhanh hơn bằng cách sử dụng chu kì mục tiêu ngắn hơn (thường là một quý). Chu kì ngắn hơn có thể giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi của thị trường.
  • OKR là một công thức đơn giản và dễ hiểu giúp cho nhân viên nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng 
  • OKR cần minh bạch: MỤc đích chính của OKR là tạo sự liên kết trong toàn bộ tổ chức (mục tiêu công ty – mục tiêu phòng ban – mục tiêu cá nhân). Để đạt được sự liên kết như vậy thì OKR phải là công cụ minh bạch cho tất cả các cấp, mọi người đều có quyền được biết đến OKR của nhau.
  • OKR là mục tiêu kéo giãn: Triết lý đằng sau OKR là nếu tổ chức đạt được mục tiêu thì chúng quá dễ dàng. Thay vào đó, OKR nhắm đến các mục tiêu táo bạo, đầy tham vọng. Các mục tiêu khiến đội, nhóm phải suy nghĩ về cách làm việc để đạt được mức hiệu suất cao hơn. 
  • Lưu ý: Mục tiêu kéo giãn không áp dụng cho tất cả OKR, bạn cần xác định mục tiêu nào cần kéo giãn và mục tiêu nào cần cải thiện. 

7 sai lầm OKR thường gặp:

  • Sai lầm 1: Thiết lập kết quả then chốt không thể đo lường được
  • Sai lầm 2: Qúa nhiều OKR hoặc kết quả then chốt 
  • Sai lầm 3: Coi các nhiệm vụ là kết quả then chốt
  • Sai lầm 4: Thiết lập OKR từ trên xuống: Tức là từ cấp trên xuống cấp dưới; một số doanh nghiệp lớn (nhiều cấp) sẽ mất thời gian 2-3 tháng để thiết lập mục tiêu; dẫn đến lãng phí tài nguyên và khiến nhân viên không có mục tiêu rõ ràng trong 2-3 tháng.
  • Sai lầm 5: “Thiết lập xong cô lập”: Đừng coi OKR là bản kế hoạch cho quý/năm mới. OKR cần là một phần văn hóa của tổ chức, phải được theo dõi dều đặn
  • Sai lầm 6: Đưa OKR và việc đánh giá lương thưởng, OKR không phải một công cụ đánh giá nhân viên mà là công cụ quản lý.
  • Sai lầm 7: Cố gắng sao chép từ một công ty nào đó mù quáng. OKR không có một cách duy nhất để áp dụng, vì vậy bạn cần hiểu các nguyên tắc liên quan và điều chỉnh sao cho phù hợp với tổ chức của bạn.

Làm gì tiếp theo?

Hi vọng các thông tin hữu ích trên đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về OKR. Và hi vọng bạn có cái nhìn mới và định hướng phát triển vượt trội cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm:

  • Gửi cho Vietlish Co-spaces những bình luận và thắc mắc phía dưới mục bình luận hoặc muốn trao đổi trực tiếp bạn hãy liên hệ đến email: Vietlish.cospaces@gmail.com 
  • Nếu bạn muốn Vietlish Co-spaces hướng dẫn triển khai OKR bạn hãy liên hệ qua email trên hoặc số điện thoại: 0975 957 872 (Ms.Gấm)
  • Cuối cùng chúc bạn áp dụng thành công OKR cho tổ chức của mình.

Đọc thêm: Quy luật 8-8-8 làm việc, nghỉ ngơi và giải trí.