Phụ huynh phần lớn sẽ là người dạy cho trẻ nói những tiếng nói đầu đời. Trong suốt hai năm đầu, giọng nói của ba mẹ và cách nói chuyện đặc biệt của giáo viên (được gọi là phương pháp parentese) sẽ giúp trẻ hình thành ngôn ngữ và cách nói chuyện đến tận sau này. Phương pháp Parentese đúng đắn sẽ trở thành cách học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ.
Cha mẹ, ngay cả với những ai chỉ có kiến thức tiếng Anh cơ bản vẫn có thể hỗ trợ thành công cho trẻ học tiếng Anh giao tiếp tại nhà bằng cách tái sử dụng và điều chỉnh nhiều kỹ thuật “parentese”. Phụ huynh có thể sẽ lo lắng về giọng nói tiếng Anh của mình nhưng trẻ nhỏ có một khả năng khá đặc biệt là có thể thay đổi giọng nói để phù hợp với môi trường tiếng Anh xung quanh. Trẻ nhỏ cần phải cảm nhận được rằng: “con có thể nói tiếng Anh” và “con thích tiếng Anh”, sự hỗ trợ từ phía cha mẹ có thể giúp trẻ đạt được điều này từ những bài học đầu tiên.
Hãy cùng tham khảo những điều dưới đây về việc sử dụng tiếng Anh với trẻ tại nhà để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ cho trẻ.
Tại sao sự hỗ trợ của cha mẹ là tốt nhất?
- Cha mẹ có thể tập trung vào con mình, dành thời gian tập luyện, tương tác một-một với trẻ.
- Cha mẹ có thể xếp các buổi học tiếng Anh vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để phù hợp với trẻ nhỏ và bản thân.
- Phụ huynh có thể điều chỉnh thời lượng của một buổi học tiếng Anh và chọn các hoạt động hoặc bài giảng phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tập trung của con mình.
- Cha mẹ hiểu con của mình nhất và bằng trực giác, cha mẹ có thể đánh giá được phong cách nói tiếng Anh sao cho phù hợp với cách tiếp thu ngôn ngữ của trẻ.
- Cha mẹ có thể hiểu rõ tâm trạng của con mình và phản ứng với chúng. Trẻ em có những ngày rất háo hức tiếp thu ngôn ngữ và ngược lại sẽ có những ngày con cảm thấy khó tập trung.
- Cha mẹ có thể tạo ra nhiều niềm vui hơn trong buổi học, vì họ đang dạy trên phương diện một cá nhân, chứ không phải một lớp học.
- Cha mẹ có thể giới thiệu văn hóa tiếng Anh vào cuộc sống gia đình, vì vậy hãy mở rộng tầm nhìn của trẻ và chia sẻ hiểu biết về văn hóa tiếng Anh ngay trong những hoạt động của gia đình
Ngôn ngữ “Parentese” là gì?
“Parentese” là một hình thức nói chuyện hoặc chuyển giao gián tiếp được điều chỉnh và điều tiết nhằm phù hợp với ngôn ngữ trẻ em, cung cấp những cuộc đối thoại với trẻ và đưa trẻ lên đến một cấp độ cao hơn so với kĩ năng hiện có.
Phụ nữ dường như là người sử dụng tốt ngôn ngữ “parentese” hơn so với đàn ông, trừ khi những người đàn ông có thể tập trung hóa cuộc nói chuyện xoay quanh các đối tượng cụ thể như một cuốn sách ảnh hoặc một trò chơi. Tuy nhiên, trẻ em, đặc biệt là các bé trai lại cần hình mẫu nam vì nam giới sử dụng ngôn ngữ khác so với phụ nữ. Tuy nhiên, cả cha và mẹ, khi sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, chu đáo và ngôn ngữ đơn giản hơn, sẽ đều có thể dẫn dắt trẻ hiểu và thực hiện các hành động như:
- Ứng dụng tiếng Anh vào những tình huống cụ thể về những gì đang diễn ra như: “Let’s put it here” (Hãy để nó ở đây). “There. Look I’ve put it on the table” (Xem này, cha/mẹ đã đặt nó lên bàn). “Which one do you like?” (Con thích cái nào?). “Oh, I like this one. The red one” (Ồ, cha/mẹ thích cái này, cái loại màu đỏ ấy).
- Lặp đi lặp lại ngôn ngữ một cách thường xuyên sẽ hữu ích hơn so với những cuộc nói chuyện nghiêm túc của người lớn: sự lặp lại được diễn ra một cách tự nhiên giúp trẻ xác nhận những gì chúng đang tiếp thu – điều này không gây nhàm chán cho trẻ và cả cha mẹ.
- Phản hồi lại những gì trẻ đã nói và mở rộng nó. Ví dụ, đứa trẻ nói: “Yellow”, phụ huynh nói: “You like the yellow one?” (Con thích màu vàng à?), “Here’s the yellow one” (Đây nè, đây là cái có màu vàng nè), “Let’s see. Yellow, red and here’s the brown one” (Để xem nào, vàng, đỏ và đây là cái có màu nâu nè), “I like the brown one, do you” (Cha/Mẹ thích cái màu nâu, còn con thì sao?)
- Nói chuyện chậm rãi và nhấn mạnh những từ vựng mới một cách tự nhiên để không làm thay đổi giai điệu của ngôn ngữ. “Which rhyme shall we say today? You choose” (Hôm nay chúng ta sẽ dùng vần điệu nào, con chọn nhé).
- Sử dụng và lặp lại những cụm câu giống nhau mỗi lần giao tiếp để quản lý hiệu quả buổi dạy tiếng Anh cũng như là các hoạt động giải trí trong khóa học. Cho đến khi sự hiểu biết và tiếp thu của trẻ tăng lên thì những cụm câu cơ bản này sẽ được khuếch đại. Ví dụ: “Let’s play Simon says.” (Hãy chơi trò Simon says nhé). “Stand there” (Đứng ngay đó). “In front of me” (ngay trước mặt cha/mẹ). “That’s right” (Đúng rồi). “Are you ready?” (Con đã sẵn sàng chơi chưa?).
- Đừng quên thêm vào những biểu hiện qua nét mặt và cử chỉ để làm trẻ dễ hiểu.
- Sử dụng giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trao đổi một-một nhằm trấn an và khuyến khích trẻ giao tiếp tiếng Anh khi con đang ngập ngừng, do dự.
- Tạm ngưng vài giây để trẻ suy nghĩ những gì chúng đã nghe trước khi thật sự sẵn sàng để phản hồi. Khi kỹ năng giao tiếp còn bị hạn chế, sự thoái hóa trong việc tạm ngưng nói chuyện có thể tăng lên sự vui nhộn và sự thú vị cho các hoạt động.
Một số phụ huynh cảm thấy xấu hổ khi sử dụng ngôn ngữ “parentese”. Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn vì chúng đã quen thuộc với những “bài học nhỏ” tự nhiên này trong ngôn ngữ ở nhà của chúng. Khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nói, cha mẹ sẽ tự động cảm thấy không cần sử dụng ngôn ngữ “parentese”, ngoại trừ khi giới thiệu ngôn ngữ mới hoặc hoạt động mới.
Sử dụng và tận dụng tiếng Anh
Bằng cách sử dụng tiếng Anh đơn giản với nhiều sự lặp lại, cha mẹ có thể giúp trẻ bắt đầu suy nghĩ bằng tiếng Anh trong các hoạt động tại lớp mà chúng cảm thấy an toàn và có thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra.
Trẻ nhỏ mong muốn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh về:
- Bản thân chúng và những gì chúng thích như: “Con thích…”, “Con không thích…”, “Ghê quá”
- Những gì chúng đã thực hiện như “Con đã đi tới…”, “Con đã thấy…”, “Con đã ăn…”
- Bản thân trẻ và những người khác cảm thấy như thế nào như: “Con buồn”.
Cha mẹ cũng có thể giúp đỡ trẻ bằng cách chia sẻ sách có hình ảnh hoặc tự tạo ra sách bằng cách sử dụng hình vẽ hoặc ảnh chụp.
Khi trẻ cần luyện nói tiếng Anh tại trường học, hãy sử dụng những cụm câu như “What’s your name?”, “How old are you?”, “What’s this?”, “This is a pencil”. Phụ huynh có thể biến những bài học thành những mục hoạt động vui nhộn bằng cách sử dụng những mẫu đồ chơi và chỉ sử dụng tiếng Anh, đặt ra câu hỏi và giả vờ biến những mẫu đồ chơi thành câu trả lời.
Khi trẻ trở nên thành thạo hơn trong giao tiếp tiếng Anh, chúng được phép sử dụng một từ thuộc ngôn ngữ mẹ đẻ của họ vào bên trong những cụm câu tiếng Anh, ví dụ “He’s eating a (…)” chính vì trẻ nhỏ chưa biết từ đó bằng tiếng Anh, nên khi cha mẹ lặp lại cụm câu đó bằng tiếng Anh, thì trẻ nhỏ có thể tiếp thu từ tiếng Anh đó ngay, ví dụ: “He’s eating a plum” (Anh ấy đang ăn trái mận).
Khi nào nên phiên dịch
Không nên đánh giá thấp trẻ về khả năng tiếp thu, chúng hiểu nhiều hơn những gì chúng có thể nói bằng tiếng Anh. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ chỉ quen hiểu một số từ mà chúng nghe và tự đoán phần còn lại từ ngôn ngữ cơ thể của người nói và các manh mối xung quanh để hiểu nghĩa. Khi sử dụng ngôn ngữ “parentese”, trẻ sẽ chuyển các kỹ năng này sang tiếng Anh.
Khi cả hai khái niệm mới và ngôn ngữ mới được giới thiệu cùng một lúc, có thể cần phải dịch nhanh một lần, sử dụng biện pháp thì thầm, tiếp theo là trực tiếp bằng tiếng Anh. Nếu dịch thuật được đưa ra nhiều lần và liên tục trong các khóa học, trẻ có thể quen với việc thụ động chờ đợi bản dịch thay vì sử dụng manh mối của chính mình để hiểu.
Khóa học tiếng Anh
Các buổi học tiếng Anh có thể kéo dài từ chỉ vài phút cho đến khoảng mười phút và có thể diễn ra một hoặc hai lần một ngày, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Tiếng Anh càng được sử dụng thường xuyên thì trẻ càng tiếp thu nhanh hơn. Trong các buổi học tiếng Anh hiệu quả, cha mẹ cần tập trung vào con mà không để bị gián đoạn. Trẻ nhỏ rất thích các buổi học tiếng Anh, bởi vì đối với chúng, tiếng Anh là khoảng thời gian đặc biệt với sự chú ý của cha mẹ.
Trẻ nhỏ là những người suy nghĩ logic: chúng cần phải có lý do để nói tiếng Anh, vì cả chúng và cha mẹ đều có thể nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Chúng có thể gặp khó khăn khi chuyển từ ngôn ngữ gốc sang tiếng Anh, vì vậy điều quan trọng là phải tạo ra một tình huống: Trong ba phút nữa chúng ta sẽ chuyển sang thời gian dành cho tiếng Anh. Đặt bối cảnh cho thời gian tiếng Anh có thể liên quan đến việc chuyển đến một nơi đặc biệt trong phòng học: Hãy ngồi lên chiếc ghế sofa. Bây giờ, hãy nói chuyện bằng tiếng Anh. Khởi động tiếng Anh bằng cách đếm hoặc nói một vần quen thuộc cùng giúp chuyển sang tiếng Anh trước khi giới thiệu một số hoạt động mới”.
Trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ khi nói chuyện dựa trên một hoạt động có sự tham gia của chính trẻ. Nếu trẻ đã được giới thiệu giới thiệu hoạt động bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và hiểu nội dung, trẻ cảm thấy an tâm hơn và có thể tập trung vào việc hiểu và tiếp thu tiếng Anh đi kèm.
Khi các khóa học chỉ được dạy bằng tiếng Anh, các hoạt động cần phải có thời lượng ngắn hơn vì khoảng thời gian tập trung của trẻ em thường không dài bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc chỉ ngồi yên và lắng nghe tiếng Anh có thể gây mệt mỏi cho trẻ.
Khuyến khích và khen ngợi
Trẻ nhỏ luôn mong đợi lời khen ngợi từ cha mẹ. Cần để trẻ cảm thấy rằng chúng đang tiến bộ bằng tiếng Anh. Sự hỗ trợ tích cực, khuyến khích và khen ngợi từ cả mẹ và cha, cũng như đại gia đình sẽ giúp xây dựng sự tự tin và tạo động lực cho trẻ. Trong giai đoạn đầu của việc học, cần chú ý khen ngợi trẻ ngay từ những thành công nhỏ: “Điều con làm rất tốt”, “Cha mẹ thích lắm”, “Con hoàn thành rất xuất sắc”.
Bắt đầu học tiếng Anh là thời điểm trẻ nhỏ cần cha mẹ hỗ trợ nhiều nhất. Một khi trẻ có thể nói, đọc thuộc vần và ghi nhớ một số câu chuyện, sự hỗ trợ không còn cần thiết nữa. Ở giai đoạn sau này, các cụm từ, vần điệu và câu chuyện bằng tiếng Anh đã được chuyển vào cuộc sống gia đình một cách đầy vui nhộn. Đây có thể là khởi đầu của thái độ tích cực suốt đời đối với tiếng Anh cũng như các nền văn hóa khác.
Nguồn: British Council Việt Nam